BINH PHÁP LỤC THAO (quyển BÁO THAO) – KHƯƠNG TỬ NHA

 Lục Thao  hay Lược Thao (六韬) hay Thái công Lục Thao (太公六韬), Thái công binh pháp (太公兵法) là một tác phẩm binh pháp đưa ra những lý luận có hệ thống về mưu lược dùng binh trong chiến tranh, tương truyền do Khương Tử Nha đầu đời nhà Chu sáng tác. Tuy nhiên hiện nay đa số ý kiến cho rằng Lục Thao chỉ là do người đời Chiến Quốc ghi chép lại những tư tưởng của Khương Tử Nha mà làm thành.

Phiên bản Lục Thao cổ nhất được tìm thấy là trong bộ “Thẻ tre Ngân Tước sơn” do các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật được năm 1972

Năm 1935 Trung Hoa học nghệ xã đã dựa theo bản in thời Tống để cho xuất bản lại bộ VŨ KNH THẤT THƯ trong đó có Lục Thao.
SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ: KHƯƠNG TỬ NHA

Ảnh: Hình minh họa Khương Tử Nha câu cá bên bờ sông Vị. 

Khương Tử Nha (姜仔呀), tên thật Khương Thượng (姜尚), tự là Tử Nha (子牙)và còn có tên khác là Lã Vọng, là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là vua khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc

Khương Tử Nha tuổi già thường đi câu cá ở sông Vị, tình cờ được Cơ Xương (Văn Vương – vị vua đầu tiên của nhà Chu) ngưỡng mộ tài năng sau cuộc gặp gỡ trong một chiến đi săn và đón về cung, tôn làm thầy. Khương Thượng giúp Cơ Xương chấn chỉnh nội trị và xây dựng lực lượng nước Chu để mưu đánh đổ nhà Thương tàn bạo mất lòng dân.

Khương Tử Nha tiếp tục phò Cơ Phát ( Vũ Vương – 1226 Trước Công Nguyên) đánh bại Trụ Vương (nhà Thương) và được phong làm vua Tề (Tề Thái Công) ở đất Doanh Châu
Quyển BÁO THAO

Thiên Thứ Nhất: LÂM CHIẾN
Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi dẫn quân tiến sâu vào đất chư hầu gặp phải rừng rậm, ta và địch chia rừng ra chống giữ nhau. Ta làm thế nào để thủ thì kiên cố mà đánh thì chắc thắng?”
Thái Công đáp: “Cho ba quân của ta lập thành một đội, xung kích, chỗ nào tiện lợi thì đóng quân cung nỏ bên ngoài kích thuẫn ở bên trong. Chặt cây cỏ cho thật trống, để tiện đường đánh giặc của ta.
Chỗ cao cắm cờ xí, nhắc nhỡ binh sĩ cẩn thận không để cho địch biết rõ tình hình của phép đánh giặc trong rừng thì phải cho quân sử dụng mâu kích xếp thành hàng ngũ, chỗ rừng thưa cho kị binh yểm trợ, chiến xa đặt ở đàng trước, thấy tiện lợi thì đánh, thấy không có lợi thì đừng.
Ở cánh rừng hiểm trở ắt phải bố trí một đội xung kích để phòng ngừa mặt trước mặt sau, quân ta phải đánh nhanh, quân địch tuy đông nhưng tướng địch ắt sẽ bỏ chạy, ta cho binh sĩ luân phiên vừa đánh vừa nghỉ. Mọi người phải đi theo đội ngũ của mình, ấy là phép đánh giặc trong rừng”.

Thiên thứ hai : ĐỘT CHIẾN
Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi quân địch tiến sâu vào nước ta xâm chiếm đất đai ta, lừa bắt trâu và ngựa của ta, quân địch lại đến bao vây dưới chân thành ta, quân sĩ ta kinh hãi, nhân dân ta vì tiếc của cải nên bị địch bắt sống, như vậy làm thế nào để phòng thủ thì kiên cố mà đánh thì chắc thắng?”
Thái Công đáp: “Trường hợp này phải dùng đột binh, vì trâu ngựa không được ăn, binh sĩ hết lương thực. Nên phải đánh nhanh ở mặt trước, rồi ra lệnh cho các ấp xa xôi chọn quân sĩ tinh nhuệ đánh nhanh ở mặt sau, rồi tổ chức đánh địch ban đêm, quân ta tinh nhanh, địch tuy đông, tướng địch cũng có thể bị ta bắt sống”.
Văn Vương hỏi: “Địch chia ra ba bốn mặt hoặc tiến đánh chiếm đất đai ta, hoặc dùng quân bắt trâu ngựa ta, đại quân của địch chưa đến đầy đủ mà cho những cánh quân ô hợp bao vây chân thành ta, khiến cho ba quân ta sợ hãi, như vậy phải làm thế nào?”
Thái Công đáp: “Ta phải quan sát cẩn thận, khi quân địch đến đầy đủ thì phải chuẩn bị chu đáo mà chờ địch đến. Cách thành 4 dặm cho xây chiến lũy, chiêng trống cờ xí đều bày ở trên lũy, các đội khác đặt làm phục binh. Trên chiến lũy có đặt nhiều nỏ mạnh, cứ trăm bộ lại có một cửa đột kích, trước mỗi cửa đều có kị binh và chiến xa.
Các chiến sĩ tinh nhuệ, có sức mạnh và gan dạ mai phục một nơi. Nếu quân địch kéo đến cho khinh binh ra giao chiến rồi giả thua bỏ chạy, khi ấy ở trên thành treo cờ xí, đánh chiêng trống làm như cố thủ, quân địch cho rằng quân ta thủ thành nên bao vây, lúc đó phục binh của ta xông ra đánh ở giữa, hoặc đánh ở bên ngoài, quân ta đánh nhanh, đằng trước, hoặc đằng sau.
Quân địch dù có liều lĩnh cũng không hề chống cự nổi, kẻ nhát gan cũng không kịp bỏ chạy.
Đó gọi là đột chiếm, quân địch tuy đông, tướng địch ắt sẽ bỏ chạy”.
Võ Vương nói: “Hay lắm”

Thiên thứ ba: ĐỊCH CƯỜNG
Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi dẫn quân tiến sâu vào đất chư hầu, quân ta và quân địch đương đầu nhau, địch đông ta ít, địch mạnh ta yếu. Nửa đêm quân địch kéo đến hoặc đánh bên trái, hoặc đanh bên phải, quân ta náo động, như vậy phải làm sao để đánh thì thắng mà thủ thì vững chắc”.
Thái Công đáp: “Đó là quân địch uy hiếp quân ta, có lợi cho việc đánh chứ không có lợi cho việc phòng thủ. Ta phải chọn lựa binh sĩ có tài, biết sử dụng nỏ mạnh, chiến xa và cưỡi ngựa, ra quân bên trái và bên phải, rồi đánh nhanh ở đàng trước và đánh gấp ở đàng sau, hoặc đánh ở bên ngoài, hoặc đánh ở bên trong. Như vậy binh sĩ địch ắt phải rối loạn, tướng địch ắt phải sợ hãi”.
Võ Vương hỏi: “Quân địch án ngữ ở phía trước ta, đánh gấp ở phía sau ta, cắt đứt đường tiến quân của cánh quân tinh nhuệ ta, chặn đứng binh sĩ tài ba của ta, khiến quân ở trong và ngoài của ta không thể liên lạc với nhau, quân ta bị rối loạn, tan tác và bỏ chạy. Binh sĩ không có tinh thần chiến đấu, tướng súy và quan quân không quyết tâm chống giữ, như vậy phải làm thế nào?”
Thái Công đáp: “Câu hỏi của vua sáng suốt lắm! Vậy ta phải ra hiệu lệnh cho rõ ràng. Dùng những người dũng cảm tinh nhuệ và dám mạo hiểm, một người cầm đuốc, hai người đánh trống, như vậy ta sẽ biết được chỗ ở của địch. Lúc ấy ta đánh vào bên ngoài hoặc bên trong, rồi ra ám hiệu cho tắt lửa và ngừng đánh trống. Trong và ngoài hợp lực đánh thật nhanh, quân địch ắt phải thua.
Võ Vương nói: “Hay lắm”.

Thiên thứ bốn: ĐỊCH VŨ (Đánh quân địch mạnh bạo)
Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi dẫn quân tiến sâu vào đất chư hầu bất thần gặp quân địch đông và mạnh, chúng dùng chiến xa và kị binh bao vây bên trái và bên phải ta, quân ta đều sợ hãi bỏ chạy không thể ngăn cản được, như vậy phải làm sao?”
Thái Công đáp: “Như vậy gọi là bại binh rồi, phải khéo léo thì có thể thắng, nếu không khéo thì sẽ bị tiêu diệt”.
Văn Vương hỏi: “Phải làm như thế nào?”
Thái Công đáp: “Ta phải bố trí lính tinh nhuệ, nỏ mạnh, chiến xa và kị binh ở bên trái và bên phải trước, sau cách nhau ba dặm. Khi quân địch đuổi ta thì cho chiến xa và kị binh xông ra đánh bên trái và bên phải. Làm như vậy quân địch ắt phải náo loạn, và quân bỏ chạy của ta cũng sẽ dừng lại.
Võ Vương hỏi: “Khi quân địch đương đầu với chiến xa và kị binh của ta, địch đông ta ít địch mạnh ta yếu, quân địch hàng ngủ chỉnh tề có trật tự và tinh nhuệ, quân ta không dám chống lại địch, như vậy phải làm sao?”
Thái Công đáp: “Ta chọn binh sĩ tinh nhuệ dùng nỏ mạnh, mai phục bên trái và bên phải, chiến xa và kị binh đóng yên một chỗ, đợi đến khi quân địch đi qua chỗ phục binh của ta, cung nỏ bên trái và bên phải cùng lúc bắn ra. Lúc ấy chiến xa kị binh và tinh binh tiến đánh thật nhanh hoặc đánh đằng trước địch hoặc đánh đằng sau địch.
Quân địch tuy đông nhưng tướng địch ắt bỏ chạy.
Võ Vương khen rằng: “Hay lắm”.

Thiên thứ năm: ĐIỂU VÂN SƠN BINH
Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi dẫn quân tiến sâu vào đất chư hầu gặp phải núi đá cao vòi vọi mà không có cỏ cây, bốn bề đều đương đầu với địch, ba quân ta sợ hãi, binh sĩ ta hoang mang, như vậy phải làm thế nào để thử thì vững chắc mà đánh thì sẽ thắng?”
Thái Công đáp: “Khi đóng quân ở trên núi cao thì sẽ bị địch uy hiếp bao vây, khi đã chọn núi để đóng quân thì phải bày điểu vân trận. Theo cách thức bày trận, trận điểu vân thì phía dương và phía âm cũng phải phòng bị hoặc đóng quân ở phía âm hoặc đóng quân ở phía dương. Nếu đóng quân ở phía dương thì lo phòng bị ở phía âm, nếu đóng quân ở phía âm thì lo phòng bị ở phía dương. Nếu đóng quân ở phía bên trái thì lo phòng bị ở phía bên phải, nếu đóng quân ở phía bên phải thì lo phòng bị ở phía bên trái. Như vậy quân đich chỉ có thể đánh phá ở phía bên ngoài của cánh quân phòng thủ mà thôi. Những con đường ăn thông đến hang động phải dùng chiến xa ngăn chặn. Cờ xí cấm ở trên cao nhắc nhở binh sĩ cẩn thận không để cho quân địch biết rõ tình hình của ta.
Như vậy gọi là xây thành ở trên núi. Khi hàng ngũ đã đàng hoàng, binh sĩ đã bày xong trận, pháp lệnh đã được thi hành, quân giả và quân chính quy đã được thiết lập. Tất cả đều lập đội xung kích ở bên ngoài núi. Chỗ đóng quân phải chia chiến xa và kị binh ra bày điểu vân trận rồi thúc quân đánh thật nhanh. Như vậy quân địch tuy đông, tướng địch có thể bị bắt sống.

Thiên thứ sáu: ĐIỂU VÂN TRẠCH BINH
Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi dẫn binh tiến sâu vào đất chư hầu: ta và địch gặp nhau tại con sông, địch giàu có mà chưa đông, ta nghèo nàn mà binh ít. Ta muốn vượt sông đánh địch mà không thể tiến, muốn cầm cự lâu ngày mà không đủ lương thực. Chỗ ta đóng quân là nơi nước mặn đồng chua bốn bề không có làng mạc, lại không có cỏ cây. Quân ta tìm không ra lương thực, trâu và ngựa của ta không có rơm cỏ để ăn. Như vậy phải làm sao?”.
Thái Công đáp: “Ba quân ta không phòng bị, trâu ngựa không có thức ăn, binh sĩ không có lương thực, như vậy phải tìm cách đánh lừa địch để bỏ đi ngay và phải đặt phục binh ở đằng sau”.
Võ Vương hỏi: “Ta không đánh lừa được địch mà binh sĩ ta lại hoang mang, địch đánh phía trước và phía sau ta. Ba quân ta tán loạn thua chạy. Như vậy phải làm sao?”
Thái Công đáp: “Ta tìm lối thoát là chính, dựa theo tình hình địch mà sử dụng một cách khéo léo”.
Võ Vương hỏi: “Quân địch biết rằng ta có đặt phục binh. Nên đại quân của chúng không dám vượt sông mà chỉ cho những toán nhỏ qua sông. Quân ta thấy vậy rất lấy làm sợ hãi. Như vậyphải làm sao?”
Thái Công đáp: “Nếu như vậy ta phải chia ra làm nhiều toán xung kích, chọn chỗ tiện lợi mà đóng quân. Đợi những toán quân nhỏ của địch sang đến bên này bờ sông thì ta cho phục binh đánh nhanh ở phía sau. Nỏ mạnh ở bên trái và bên phải cùng lúc bắn ra. Chiến xa và kị binh lập thành trận điểu vân lo phòng bị ở trước và ở sau. Quân ta đánh thật nhanh, quân địch thấy quân ta tiến đánh ắt họp đại binh lại để vượt sông. Khi đó ta cho phục binh đánh nhanh ở phía sau, chiến xa và kị binh tiến đánh bên trái và bên phải. Quân địch tuy đông, tướng của địch cũng sẽ bỏ chạy. Điểm quan trọng của việc dùng binh là trong khi lâm chiến với địch phải tuỳ nghi mà đặt xung trận và coi chỗ nào tiện lợi thì đóng quân rồi sau mới chia kị binh ra thành lập điểu vân trận. Đó là điều đặt biệt của việc dùng binh. Gọi là điểu vân tức là điểu tan vân hợp (chim bay tản ra và mây tụ hợp lại).
Võ Vương khen: “Hay lắm”.

Thiên thứ bảy: THIỂU CHÚNG
Võ Vương hỏi Thái Công rằng: “Ta muốn dùng binh ít mà đánh binh đông, dùng binh yếu đánh binh mạnh, như vậy phải làm sao?”.
Thái Công nói: “ Muốn dùng binh ít để đánh binh đông thì phải đợi khi chiều tối cho binh mai phục ở chổ cỏ cây rậm rạp và đoạn đường hiểm yếu mà đánh địch. Còn muốn dùng binh yếu đánh quân mạnh thì phải được sự trợ giúp của nước lớn đối với các nước láng giềng”.
Võ Vương hỏi: “Chỗ ta đóng quân không có cỏ cây rậm rạp lại không có những quảng đường hiểm yếu. Địch không đến vào buổi chiều, ta lại không được sự giúp đỡ của nước lớn và các nước láng giềng. Như vậy phải làm thế nào?”
Thái Công đáp: “Ta dùng nghệ thuật đánh lừa để dụ dỗ chúng, làm cho tướng của địch phải nghi ngờ. Ta đi đường cong khiến cho địch phải qua chỗ cỏ cây rậm rạp. Ta đi đường xa, khiến địch phải gặp ta vào buổi chiều. Đánh vào lúc địch chưa kịp vượt sông. Hậu quân của địch chưa kịp xuất quân, thì ta cho phục binh đánh nhanh ở bên trái và bên phải.
Chiến xa và kị binh quấy nhiễu mặt trước và mặt sau của địch. Quân địch tuy đông tướng địch cũng phải bỏ chạy. Sau đó ta phải giao hảo với nước lớn, nhún nhường đối với binh sĩ các nước láng giềng, dùng của cải dụ dỗ họ. Dùng lời lẽ khiêm nhường đối với họ, làm như vậy ta sẽ được nước lớn và các nước láng giềng trợ giúp”.
Võ Vương khen rằng: “Hay lắm”.

Thiên thứ tám: PHÂN HIỂM
Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi dẫn quân tiến sâu vào đất chư hầu, gặp địch tại nơi hiểm trở, bên trái của ta là núi, bên phải là sông. Bên phải của địch là núi, bên trái là sông. Địch và ta chia vùng hiểm trở mà chống cự nhau, phải làm sau để thủ thì vững chắc mà đánh thì sẽ thắng?”.
Thái Công nói rằng: “Đóng quân bên tả núi thì phòng bị bên hữu núi, đóng quân bên hữu núi thì phòng bị bên tả núi. Chỗ hiểm trở có sông lớn không có thuyền thì dùng cầu nổi (thiên hoàng) để binh ta sang sông, xong phải mở rộng đường đất để tiện cho chiến đấu, đặt xe vũ xung ở trước và sau, nỏ mạnh bày ở hai bên, ra lệnh giữ kỹ các tuyến đường dùng xe vũ xung chặn các cửa hang, cắm cờ xí ở trên cao, như vậy gọi là xây thành bằng xe. Theo phép đánh giặc thì ở chỗ hiểm yếu phải đặt xe vũ xung ở phía trước và cỗ xe đại lỗ dùng để yểm trợ. Binh sĩ tinh nhuệ và nỏ mạnh ở hai bên trái và phải có 3000 người để đóng đồn và bày xung trận. Chỗ tiện lợi thì đóng quân. Tả quân ở bên trái, Hữu quân ở bên phải, Trung quân ở giữa, cùng lúc tiến đánh, đánh xong trở về đồn, thay phiên nhau vừa đánh vừa nghỉ, đánh đến khi nào thắng mới thôi”.
Võ Vương khen rằng : “Hay lắm”

(Xem các quyển còn lại phía dưới): 

Văn Thao (文韬): Dụng nhân – Trị quốc

Võ Thao (武韬): Dụng binh

Long Thao (龙韬): Tuyển tướng

Hổ Thao (虎韬): Quân hình – Khí tài.

Khuyển Thao (犬韬): Luyện sĩ

Người sưu tầm - Trình bày: Phan Thành Hiếu

Tin liên quan
    Copyright © 2024 CỬA HÀNG THỰC PHẨM LÊ VĂN SỸ. All rights reserved. Web design NiNa Co.,Ltd
    Online: 1   |   Tháng: 758  |   Tổng: 96343
    Hotline tư vấn miễn phí: 0909 399 480
    Zalo

    Gạo ST25

    Gạo sóc trăng ST25

    Gạo ST25 ngon nhất thế giới