BINH PHÁP LỤC THAO (quyển VĂN THAO) – KHƯƠNG TỬ NHA

 Lục Thao  hay Lược Thao (六韬) hay Thái công Lục thao (太公六韬), Thái công binh pháp (太公兵法) là một tác phẩm binh pháp đưa ra những lý luận có hệ thống về mưu lược dùng binh trong chiến tranh, tương truyền do Khương Tử Nha đầu đời nhà Chu sáng tác. Tuy nhiên hiện nay đa số ý kiến cho rằng Lục Thao chỉ là do người đời Chiến Quốc ghi chép lại những tư tưởng của Khương Tử Nha mà làm thành.

Phiên bản Lục Thao cổ nhất được tìm thấy là trong bộ “Thẻ tre Ngân Tước sơn” do các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật được năm 1972

Năm 1935 Trung Hoa học nghệ xã đã dựa theo bản in thời Tống để cho xuất bản lại bộ VŨ KNH THẤT THƯ trong đó có Lục Thao.
Sơ lược về  Khương Tử Nha
Khương Tử Nha Binh Pháp Lục Thao Văn Thao

Ảnh: Khương Tử Nha câu cá

Khương Tử Nha (姜仔呀), tên thật Khương Thượng (姜尚), tự là Tử Nha (子牙)và còn có tên khác là Lã Vọng, là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là vua khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc

Khương Tử Nha tuổi già thường đi câu cá ở sông Vị, tình cờ được Cơ Xương (Văn Vương – vị vua đầu tiên của nhà Chu) ngưỡng mộ tài năng sau cuộc gặp gỡ trong một chiến đi săn và đón về cung, tôn làm thầy. Khương Thượng giúp Cơ Xương chấn chỉnh nội trị và xây dựng lực lượng nước Chu để mưu đánh đổ nhà Thương tàn bạo mất lòng dân.

Khương Tử Nha tiếp tục phò Cơ Phát ( Vũ Vương – 1226 Trước Công Nguyên) đánh bại Trụ Vương (nhà Thương) và được phong làm vua Tề (Tề Thái Công) ở đất Doanh Châu

Quyển VĂN THAO (文韬): Dụng nhân – Trị quốc

Thiên thứ nhất: VĂN SƯ
Văn Vương sắp đi săn.
Sử Biên gieo quẻ bói rằng: “Đại Vương săn ở đất Vị Dương thì sẽ được việc lớn. Không phải được rồng, lân, cọp, giấu mà là điềm được bậc công hầu Trời cho xuống giúp đại vương để lập sự nghiệp, hưng thịnh như thời Tam Vương vậy”. 
Văn Vương nói: “Điềm này tốt đến thế ư?”
Sử Biên tâu: “Xưa Thái tổ của thần là Sử Trù chiêm quẻ cho vua Vũ gặp Cao Dao cũng được điềm này”.
Văn Vương bèn nghỉ ngơi ăn chay ba ngày rồi xa giá đền miền Vị Dương, chợt thấy Thái Công đang ngồi dưới túp liều tranh câu cá.
Văn Vương đến úy lạo và hỏi: “Người thích câu cá lắm ư?”
Thái Công đáp: “Thần nghe nói quân tử thích thỏa chí của mình, tiền nhân thích được việc của mình. Nay thần ngồi câu ở đây cũng giống như vậy, chứ không hẳn là vui thích”.
Văn Vương hỏi: “Sao gọi là giống như thế?”
Thái Công đáp: “Câu cá có ba điều cân nhắc:
-    Tùy quyền mà ban bổng lộc.
-    Tùy quyền mà khiến người chết.
-    Tùy quyền mà định tước quan.”
Câu cá để đạt được nguyện vọng của mình thì ý nghĩa sâu sắc có thể “làm nên việc lớn”.
Văn Vương nói: “Xin cho nghe về ý nghĩa này.”
Thái Công đáp: “Nguồn sâu nên nước chảy, nước chảy là cái Lí sinh ra cá. Rễ sâu nên cây lớn, cây lớn là cái Lí sinh ra quả. Quân tử cùng chí hướng nên hợp nhau, hợp nhau là cái Lí sinh ra sự việc.
Đối đáp bằng ngôn ngữ là cái bề ngoài của tính cách, còn câu nói chính là lẽ tận cùng của sự việc. Nay thần nói chí tình không hề kiêng nể, Đại vương có lấy làm trái ý chăng?”
Văn Vương nói: “Người có lòng nhân ái mới chịu nghe điều can gián, không ghét lời nói chí tình. Vậy những lời nói ấy là chi?”
Thái Công đáp: “Dây bé mồi nhỏ thì cá nhỏ ăn. Dây vừa mồi thơm thì cá hạng trung ăn. Cá ăn mồi nên phải mắc câu, người hưởng lộc nên phải theo vua.
Vậy câu cá bằng mồi thì cá sẽ bị bắt, giữ người bằng bổng lộc thì người sẽ làm hết mình, chiếm nước bằng nhà thì nước sẽ bị chiếm, chiếm thiên hạ bằng nước thì thiên hạ sẽ đi theo. 
Ôi, miên man, dằng dặc, cảnh hợp ấy ắt phải tan rã. Tối tăm mờ mịt sẽ phải rời xa ánh sáng. Huyền diệu thay!
Cái đức của thánh nhân có thể chinh phục được thiên hạ, há chẳng đủ cho mình vui sao? Những điều lo nghĩ của thánh nhân là tùy theo địa vị của mỗi người mà thu phục họ.”
Văn Vương hỏi: “Thiên hạ không phải là của một người, thiên hạ là của thiên hạ. Chung quyền lợi với thiên hạ thì được thiên hạ, chiếm quyền lợi của thiên hạ thì mất thiên hạ.
Trời có thời, đất có của, cùng hưởng với người là “nhân”. “Nhân” ở đâu thì thiên hạ theo về đấy.
Tha cha cho người, giái cái khó của người cứu người lúc hoạn nạn, giúp người khi khốn đốn là đức. Đức ở đâu, thiên hạ theo về đấy.
Cùng lo, cùng vui, cùng thương, cùng ghét với mọi người là nghĩa. Nghĩa ở đâu thiên hạ theo về đấy.
Con người vốn tham sống sợ chết, thích đức và lợi, làm cho con người được sống được lợi là đạo. Đạo ở đâu, thiên hạ theo về đấy.
Văn Vương bái tạ và nói: “Thật là đúng hay, làm sao ta dám cãi mệnh trời”.
Bèn mời ông cùng ngự xe trở về, phong Thái Công làm Quốc sư. 

Thiên thứ hai: DOANH HƯ
Văn Vương hỏi Thái Công: “Thiên hạ mênh mông sao có lúc đầy lúc vơi, khi yên khi loạn? Vì vua hiền, ngu không giống nhau, hay vì thiên thời biến hóa tự nhiên sinh ra vậy?”
Thái Công đáp: “Vua ngu thì nước nguy dân loạn, vua hiền thì dân trị nước yên. Nên họa phúc là ở vua, chứ không phải ở thiên thời”.
Văn Vương nói: “Xin nghe về bậc hiền quân thưở trước”.
Thái Công đáp: “ Xưa vua Nghiêu trị vì thiên hạ, thời đó gọi người là bậc hiên quân (vua hiền)”
Văn Vương hỏi: “Chính trị thời đó ra sao?”
Thái Công đáp: “ Khi vua Nghiêu trị vì thiên hạ, không trang sức vàng bạc châu báu, không mặc đồ gấm vóc xa hoa, không nhìn vật lạ kỳ, không quí đồ tốt đẹp, không nghe nhạc phóng đãng, không trang hoàng cung viện, không chạm trổ kèo cột, không cắt cỏ trong vườn. 
Dùng áo bông mặc khi trời rét, lấy áo vải để che thân, lấy gạo xấu làm cơm, lấy rau hoắc làm canh.
Không bày chuyện bắt dân sưu dịch để thiệt hại mùa màng, dân chúng. Dốc hết tâm trí vào công việc giáo hóa nhân dân.
Quan nào trung chính thi hành pháp luật thì nâng cao ngôi vị, liêm khiết thương dân thì cho bổng lộc nhiều. Ai nhân từ hiếu đễ thì kính yêu, có công trồng trọt thì khích lệ, đạo đức hiền thục thì treo biển nêu danh nơi cổng làng.
Giữ lòng công bình chính trực, dùng pháp luật ngăn cấm điều gian dối. Người mình ghét mà có công thì vẫn thưởng, người mình yêu mà có tội vẫn phạt.
Nuôi dưỡng những người già yếu, góa bụa đơn côi, giúp đỡ các gia đình tai ương chết choc.
Lễ vật dân dâng thì lấy rất nhẹ, thuế má sưu dịch thì cần rất ít nên muôn dân giàu có vui vẻ, không có cảnh đói rét điêu linh. Trăm họ thờ vua như mặt trời, mặt trăng, thương vua như cha mẹ vậy.
Văn Vương nói: “Vĩ đại thay! Cái đức của bậc hiền vương”. 

Thiên thứ ba: QUỐC VỤ
Văn Vương hỏi Thái Công: “Xin cho nghe về việc lớn để trị nước”
Thái Công đáp: “Chỉ cần thương dân”.
Văn Vương hỏi: “Thương dân như thế nào?”
Thái Công đáp: “Làm lợi mà đừng hại, giúp nên mà đừng phá. Để sống mà đừng giết, ban cho đừng chiếm đoạt. Để vui đừng gây khổ, khiến họ mừng mà không giận”.
Văn Vương nói: “Xin giải thích lý do”
Thái Công đáp: “Dân không mất việc là lợi, trồng trọt không lỡ màu là nên. Giảm bớt hình phạt là sống, thu thuế nhẹ là cho. Ít xây cất đền đài là vui, quan lại thanh liêm không sách nhiễu dân là mừng. 
Dân bị mất việc là hại, trồng trọt lỡ mùa là hư. Không tội mà phạt là giết, thu thế nặng là đoạt. Xây nhiều đền đài khiến dân mỏi mệt là khổ. Quan lại tham ô sách nhiễu dân lành là giận.
Nên người trị nước chăm sóc dân như cha mẹ thương con, như anh thương em, thấy dân đói rét thì lo, thấy dân khổ nhọc thì buồn, thưởng phạt như chính mình phải chịu, thu thuế như chính mình phải đóng. Đấy là đạo thương dân”.

Thiên thứ bốn: ĐẠI LỄ
Văn Vương hỏi Thái Công: “Lễ nghi của đạo vua tôi như thế nào?”
Thái Công đáp: “Trên phải soi xét, dưới phải thâm trầm, soi xét mà không xa dân, thâm trầm mà không giấu giếm. Trên phải chu toàn, dưới phải yên định. Chu toàn là trời, yên định là đất. Có trời có đất thì thành đại lễ”.
Văn Vương hỏi: “Làm chủ như thế nào?”
Thái Công đáp: “Khoan thai mà điềm tĩnh, ôn hòa nhưng thẳng thắn. Định trước mọi việc, cho mà không tranh, khiêm nhường bình dị, lấy sự công bằng mà xử thế”.
Văn Vương hỏi: “Chủ phải nghe như thế nào?”
Thái Công đáp: “Đừng nghe xằng mà hứa, đừng thấy trái mà chống. Hứa sẽ không giữ được, chống sẽ gặp bế tắc. Núi cao trông lên không thấy được ngọn, vực sâu nhìn xuống không lường được đáy. Cái đức của bậc thánh minh là công chính,trầm tĩnh vô cùng”.
Văn Vương hỏi: “Chủ phải sáng suốt như thế nào?”
Thái Công đáp: “Khoan thai mà điềm tĩnh, ôn hòa nhưng thẳng thắn. Định trước mọi việc, cho mà không tranh, khiêm nhường bình dị, lấy sự công bằng mà xử thế”.
Văn Vương hỏi: “Chủ phải nghe như thế nào?”
Thái Công đáp: “Đừng nghe xằng mà hứa, đừng thấy trái mà chống. Hứa sẽ không giữ được, chống sẽ gặp bế tắc. Núi cao trông lên không thấy được ngon, vực sâu nhìn xuống không lường được đáy. Cái đức của bậc thánh minh là công chính, trầm tĩnh vô cùng”.
Văn Vương hỏi: “Chủ phải sáng cuốt như thế nào?”
Thái Công đáp: “Mắt quý ở chổ sáng, tai quý ở chổ rõ, lòng quý ở chổ biết. Lấy mắt của thiên hạ mà xem thì không có gì là không nhìn thấy. Lấy tai của thiên hạ mà nghe, thì không có gì là không nghe thấy. Lấy lòng của thiên hạ mà nghĩ thì không có gì là không biết. Họp dân lại mà làm thì sáng suốt, không gì có thể che lấp được.

Thiên thứ năm: MINH TRUYỀN
Văn Vương nằm trên giường bệnh, cho mời Thái Công Vọng và Thái Tử Phát đến bênh mình và nói: “ Than ôi! Trời sắp bỏ ta. Xã tắc nhà Châu sẽ thuộc về con. Nay ta muốn quốc sư nói về đạo cả để mình truyền cho con cháu về sau”.
Thái công nói: “ Đâị vương muốn hỏi điều chi?”
Văn Vương nói: “Xin nghe về đạo của tiên thánh do đâu mà ngưng trệ, do đâu mà hưng khởi”.
Thái Công đáp: “ Thấy người lành mà khinh, thời cơ đến mà nghi, biết sự trái mà làm, là ba điều khiến cho đạo phải ngưng.
Còn nhu mà tĩnh, cung mà kính, mạnh mà mềm, nhịn mà cứng, là bốn điều khiến cho đạo được hưng khởi.
Nên danh nghĩa thắng dục vọng thì thịnh, dục vọng thắng nhân nghĩa thì mất, kính thắng khinh thì tốt, khinh thắng kính thì bị diệt.”

Thiên thứ sáu: LỤC THỦ

Văn Vương hỏi Thái Công: “Vua là chủ của dân, thế mà cũng có khi mất là vì sao?”
Thái Công đáp: “Vì không thận trọng trong việc giao phó, làm vua có sáu điều phải giữ và ba điều quý”.
Văn Vương hỏi: “Sáu điều phải giữ là gì?”
Thái Công đáp: “Một là nhân, hai là nghĩa, ba là trung, bốn là tín, năm là dũng, sáu là mưu. Đấy là sáu điều phải giữ.”
Văn Vương hỏi:”Làm sao chọn được người có sáu điều này?”
Thái Công đáp:”Giàu có mà không phạm pháp, được quý trọng mà không kêu căng, giao việc mà không thay lòng, sử dụng mà không phải đề phòng, lâm nguy mà không sợ hãi, xử lí công việc mà không lúng túng.
Giàu sang mà không phạm pháp là nhân, cao quý mà không kêu căng là nghĩa, được giao phó mà không đổi lòng là trung, được dùng mà không đề phòng là tín, lâm nguy mà không sợ hãi là dũng, xử lí công việc mà không lúng túng là mưu.
Làm vua không có ba điều quý thì mất quyền uy.”
Văn Vương nói:”Xin hỏi về ba điều quý ấy”.
Thái Công đáp:”Đại nông, đại công, đại thương là ba điều quý.
Nhà nông canh tác trong làng thì lúa gạo đủ ăn. Người thợ hành nghề trong làng thì dụng cụ đủ dùng. Thương gia buôn bán trong làng thì hàng hoá đủ tiêu dùng. Ba điều quý này đặt yên ở mỗi nơi thì dân không lo nghĩ, không loạn trong làng, không loạn trong họ, quan không giàu hơn vua, đô thị không to hơn nước.
Sáu điều giữ được lâu dài thì vua mạnh. Ba điều quý được vuông tròn thì nước yên.”

Thiên thứ bảy: THỦ THỔ
Văn Vương hỏi Thái Công: “Việc giữ đất đai như thế nào?”
Thái Công đáp:”Không xa người thân, không khinh người lành, an ủi kẻ giúp việc cho mình, chế ngự lân bang ở bốn mặt.
Không mượn người nhiếp chính. Mượn người nhiếp chính sẽ mất quyền hành. Không đào hoang mà đắp gò. Không bỏ gốc mà chừa ngọn.
Mặt trời lên đỉnh đầu thì đất phải nắng, cầm dao phải cắt, cầm rìu phải chặt. Đứng bóng mà không nắng thì trái thời. Cầm dao mà không cắt thì bỏ lỡ dịp bén. Cầm rìu mà không chặt thì giặc sẽ đến nơi.
Nước chảy lâu ngày sẽ thành sông ngòi. Một đớm lửa nhỏ không dập sẽ bốc lên cao. Hai nhánh cây không phạt thì sau phải dùng đến búa to.
Nên làm vua phải lo việc giàu thịnh. Không giàu thì không có gì để làm việc nhân. Không thịnh thì không lấy gì để kết tình thân thiện. Xa người thân thì hại. Mất dan lành thì hỏng.
Không mượn nhân tài, vũ khí của người. Mượn nhân tài và vũ khí của người thì sẽ bị hại, không giũ tròn quyền cai trị của mình.”
Văn Vương hỏi: “ Thế nào là nhân nghĩa?”
Thái Công đáp: “ Kính mến dân lành, kết hợp người thân. Kính mến dân lành thì hoà thuận. Kết hợp người thân thì vui vẻ. Đấy là đầu mối của nhân nghĩa.
Đừng để người khác cướp uy vua, dựa vào sự sáng suốt, thuận với lẽ thường. Người theo thì lấy đức mà dùng, kẻ nghịch thì lấy thế mà diệt.
Không đa nghi thì thiên hạ mới hoà phục.”

Thiên thứ tám: THỦ QUỐC
Văn Vương hỏi Thái Công: “Việc giữ nước như thế nào?”
Thái Công đáp: “Xin đại vương sống thanh tịnh rồi thần sẽ nói về lẽ bất dịch của trời đất, sự sinh biến của bốn mùa, đạo của bậc thánh nhân và cơ tình của dân gian”.
Vua bèn ăn chay, thanh tịnh bảy ngày, hướng về hướng Bắc lạy hai lạy rồi hỏi.
Thái Công nói: “Trời sinh ra bốn mùa, đất sinh vạn vật, trong thiên hạ có dân, bậc thánh nhân phải trông nom dẫn dắt.
Nên mùa xuân là mùa sinh nở, vạn vật tốt tươi. Mùa hạ là mùa tăng trưởng, vạn vật lớn mạnh. Mùa thu là mùa ngưng tụ, vạn vật đầy đủ. Mùa đông là mùa ẩn tàng, vạn vật yên tĩnh.
Đầy đủ thì ẩn tàng, ẩn tàng rồi lại phát ra không biết đâu là đầu, không biết đâu là đuôi. Thánh nhân so sánh để tìm ra lẽ bất dịch của trời đất.
Nên phải dùng âm mà phát, dùng dương mà hội. Khởi sướng trước trong thiên hạ rồi mới làm, làm khác với lẽ thường để hoà hợp. Không tiến mà tranh, không lui mà nhường. Giữ được như thế thì nước nhà có thể vinh quang như trời đất”.

Thiên thứ chín: THƯỢNG HIỀN
Văn Vương hỏi Thái Công: “Làm vua phải nâng cái gì? Hạ cái gì? Lấy cái gì? Bỏ cái gì, cấm cái gì, ngăn cái gì?”.
Thái Công đáp: “Làm vua phải nâng người hiền, hạ kẻ dữ, lấy sự thành tín, bỏ điều gian xảo, cấm chuyện bạo tàn, ngăn việc xa hoa. Nên làm vua có sáu điều hư và bảy điều hại”.
Văn vương hỏi: “Xin nghe về lẽ ấy”.
Thái Công đáp: “Sáu điều hư là: 
1/ Bề tôi cất lâu đài thủy tọa to lớn, đàn hát vui chơi phương hại đến mức độ của vua.
2/ Dân không lo trồng trọt, vui thú chơi bời, phạm điều luật cấm, không nghe quan dạy, phương hại đến phong hóa của vua.
3/ Bề tôi cấu bè kết đảng, che lấp người hền trí, ngăn trở sự sáng suốt của chú, phương hại đến quyền hành của vua.
4/ Kẻ sĩ có ý chống đối, nhờ tiết tháo thanh cao mà có uy thế, ngoài thì kết giao với chư hầu, không tôn trọng chúa, phương hại đến uy danh của vua.
5/  Bề tôi khinh rẻ tước ngôi, làm điều xấu xa gây khó khăn cho thượng cấp, phương hại đến công lao của bậc cung thần.
6/  Những tông phái mạnh chiếm đoạt quyền hành, áp bức người nghèo yếu, phương hại đến nghề nghiệp của dân.
Bảy điều hại là:
1/ Những kẻ không trí lược quyền mưu mà được trọng thưởng tước cao nên hùng hổ coi thường, cậy vào sự rủi may. Vua phải cẩn thận, không nên cho làm tướng.
2/ Những kẻ có tiếng mà không có tài, ra vào dị nghị, phô bày điều tốt che giấu việc hay, khéo lui khéo tiến. Vua phải cẩn thận không nên bàn mưu.
3/ Những kẻ hình dáng ra vẻ chất phát, ăn mặc giản gị, đối đáp như không cầu danh, nói năng có vẻ không cầu lợi, là người giả dối. Vua phải cẩn thận không nên gần gũi.
4/ Những kẻ đai mũ khác người, mặc đồ kì dị, hay nghe biện bác, bàn luận cao xa, ở nơi vắng vẻ, cho mình là tốt, chê bai thế tục, là người gian xảo. Vua phải cẩn thận, không nên sủng ái.
5/ Những kẻ dèm pha, nịnh hót để cầu quan tước, tham lam vô độ, coi thường cái chết, thấy lợi thì làm, không nghĩ đại sự, đặt điều hư thực, nói trước mặt vua. Vua phải cẩn thận không nên tin dùng.
6/ Những kẻ hành nghề chạm trổ đồ gang sắt, tuy khéo léo đẹp đẽ nhưng có hại cho việc nhà nông. Vua phải cấm đoán.
7/ Những kẻ có thuật dị kì giả dối, đồng bóng tà đạo, nói điều không tốt, mê hoặc dân lành. Vua phải ngăn cấm.
Cho nên, dân không cố gắng thì không phải là dân của ta. Kẻ sĩ không thành tín thì không phải là kẻ sĩ của ta. Tướng quốc mà không biết làm cho nước giàu dân mạnh, điều hòa âm dương để làm yên lòng vua, sửa sai quần thần, dùng người tài danh, khiến cho muôn dân vui vẻ, thì không phải là tướng quốc của ta.
Đạo làm vua như đầu rồng, ngựa trên cao để nhìn xa, quan sát kỹ để nghe rõ, chỉ rõ lộ trình như trời cao không thể đến, như vực sâu không thể đo.
Cho nên điều đáng giận mà không giận thì gian thần lộng hành, đáng giết mà không giết thì giặc lớn nổi lên, quân đội mà không tăng cường thì nước địch sẽ mạnh hơn”.
Văn Vương nói: “Thật là hay lắm”.

Thiên thứ mười: CỬ HIỀN
Văn Vương hỏi Thái Công: “Vua lo cử người hiền mà không nên việc gì cả, khiến đời càng thêm loạn đến nỗi bị nguy vong là vì sao?”
Thái Công đáp: “Cử người hiền mà không dùng thì chỉ có tiếng là cử hiền mà không thực sự dùng hiền”.
Văn vương hỏi: “Lỗi đó tại ai?”
Thái Công đáp: “Lỗi đó là vì vua chỉ thích dùng người theo lời khen ở đời, nên không được người hiền chân chính”.
Văn Vương hỏi: “Tại sao vậy?”
Thái Công đáp: “ Vua thấy người đời khen thì cho là người hiền, thấy người đời chê thì cho là không hiền. Nên nhiều người phe đảng ủng hộ thì có thể tiến thân, người ít phê đảng ủng hộ thì phải đưa về. Do đó mà bọn gian tà liên kết để che giấu người hiền.
Do đó trung thần vô tội mà bị chết, gian thần nhờ hư danh mà được tước vị, nên đời càng loạn, thì nước không tránh khỏi cảnh nguy vong”.
Văn Vương hỏi: “Cử người hiền như thế nào?”
Thái Công đáp: “Phân định chức vụ tướng quân và tướng quốc rồi chọn người hiền ra làm quan bằng cách thi tuyển danh tài, tài phải xứng với danh, danh phải xứng với tài thì mới đúng là cử người hiền.”

Thiên thứ mười một: THƯỞNG PHẠT
Văn Vương hỏi Thái Công: “Thưởng cốt để khen, phạt cốt để ngăn. Nay trẫm muốn thưởng một người để khuyên trăm người, phạt một người để răn dân chúng thì phải làm như thế nào?”
Thái Công đáp: “Thưởng quý ở chữ tín, phạt quý ở chữ đúng. Thưởng cho đúng công, phạt cho đúng tội, để cho mọi người nghe thấy, thì những người không nghe thấy không khỏi không thầm phục.
Lòng thành còn thấu đến trời đất, thông đến thần linh, huống hồ là đối với con người”.

Thiên thứ mười hai: BINH ĐẠO
Võ Vương hỏi Thái Công: “Đạo dùng binh như thế nào?”
Thái Công đáp: “Phạm đạo dùng binh không gì hơn một. Nắm vững được một, thì có thể từ đó tung hoành.
Một lấy đạo làm gốc, lấy thân biến hóa làm ngọn, tùy thời cơ mà sử dụng, tùy thời thế mà thể hiện, do vua mà hình thành. Nên bậc thánh vương gọi việc binh là việc hệ trọng bất đắt dĩ mới dùng đến.
Nay vua Thương chỉ biết còn mà không biết mất, chỉ biết vui mà không biết họa, còn hay không còn ở chổ biết lo mất. Vui hay không vui ở chổ biết lo họa. Nay vua đã lo đến tận nguồn hà tất phải lo đến lòng nước chảy”.
Võ Vương hỏi: “Hai quân gặp nhau, đối phương không thể đến, bên ta không thể đi, đôi bên canh phòng chặt chẽ, không ai dám ra quân trước. Ta muốn phục kích nhưng không nắm được lợi thế thì phải làm thế nào?”
Thái Công đáp: “Ngoài loạn mà trong chỉnh, giả đói mà thật no, trong rõ mà ngoài dốt. Lúc hợp lúc rời, khi thu khi tan. Mưu kế kín đáo, quân cơ bí mật. Đắp cao thành lũy, ba quân yên lặng như tờ, địch không biết ta phòng bị ra sao. Muốn đánh phía Đông thì vào phía Tây”.
Võ Vương hỏi: “Địch biết tình hình ta, không hiểu mưu của ta thì làm thế nào?”.
Thái Công đáp: “Thuật dùng binh thắng địch là bí mật theo dõi quân cơ của địch, nhanh nhẹn nắm lấy lợi thế rồi bất ngờ tấn công mau lẹ”.

(Xem các quyển còn lại phía dưới): 

Võ Thao (武韬): Dụng binh

Long Thao (龙韬): Tuyển tướng

Hổ Thao (虎韬): Quân hình – Khí tài.

Báo Thao (豹韬): Chiến thuật.

Khuyển Thao (犬韬): Luyện sĩ) 

Người sưu tầm - Trình bày: Phan Thành Hiếu

Tin liên quan
    Copyright © 2024 CỬA HÀNG THỰC PHẨM LÊ VĂN SỸ. All rights reserved. Web design NiNa Co.,Ltd
    Online: 1   |   Tháng: 760  |   Tổng: 96345
    Hotline tư vấn miễn phí: 0909 399 480
    Zalo

    Gạo ST25

    Gạo sóc trăng ST25

    Gạo ST25 ngon nhất thế giới