Bệnh Tiểu Đường - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đúc kết (Phần 2)

Tỉ lệ điều trị bệnh tiểu đường ngày nay hiệu quả có được cải thiện không? 

Câu trả lời: dứt khoát là KHÔNG.

Vì số người mà mỗi năm bị cưa chân, mù mắt vẫn như cũ thôi. Như cũ là vì số người bị bệnh đông hơn và vì tỉ lệ hiệu quả không được cải thiện bao nhiêu dù là với thuốc tốt.

Điều đó có nghĩa là: nếu điều trị bệnh tiểu đường mà chỉ đinh đinh “có viên thuốc hạ đường huyết là đủ rồi” thì quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm.

Hạ đường huyết không thì sẽ không ý nghĩa hết đối với điều trị bệnh tiểu đường vì người ta không thể hạ đường huyết hiệu quả mỗi ngày được. Khi mà nhịp sinh học của cơ thể dao động và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Con người không phải là cái máy để 7 giờ sáng thì huyết áp là như vầy, 8 giờ sáng là huyết áp như thế. Mà bữa nay lúc 7h sáng thì huyết áp có thể tốt thì 7h sáng ngày mai có thể là huyết áp xấu do một cảm xúc nào đó.

Do đó ngay trong điều trị tiểu đường nếu tôi có một thứ thuốc tốt (hiện nay có những thứ thuốc rất xuất sắc), uống 01 viên vô, người ta có thể kiểm soát được đường huyết. Kiểm soát có nghĩa là hạ nó xuống, đừng để nó vọt lên cao nhưng người ta không thể ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT ĐƯỢC (vì có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng mà nằm ngoài tầm tay của thầy thuốc).

Đó là vì lý do: mình không ổn định được đường huyết nên mới có biến chứng.

Biến chứng của bệnh tiểu đường

(Hình từ internet: Những biến chứng của bệnh tiểu đường

Nói cách khác: 

- Nếu một người có đường huyết chẳng hạn cao hơn bình thường 130 mg/dL (thay vì 110 mg/dL). Nhưng mà nếu đường huyết đó cứ ở hoài một chổ 130 mg/dL thì người đó suốt đời chắc chắn không có biến chứng.

-  Nếu một người khác có đường huyết bữa nay 180 mg/dL, bữa khác 70 mg/dL, bữa khác 150 mg/dL, bữa khác 90 mg/dL,.. Những ngày mà đường huyết 70 mg/dL, 90 mg/dL đó, thì bệnh nhân có thể hân hoan (vì thấy đường của tôi tốt) nhưng chính chổ dao động quá thường đó mới là BIẾN CHỨNG. Người ta đứt mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, mù mắt, ngoài tự đầu chi,.. khi nào đường huyết dao động chứ không phải khi nào đường huyết tăng cao.

Nếu mình có một lượng đường huyết của một người lớn tuổi (bị tiểu đường lâu ngày) lúc nào đo đường cũng ở mức ví dụ: 140 mg/dL, 150 mg/dL thì cứ yên tâm, không có sao hết vì đó là ngưỡng mới của người ta rồi.

Công trình nghiên cứu mới nhất của Mỹ gần đây nó khuyến cáo: các bác sỹ đừng tìm cách kéo đường huyết của người bị bệnh tiểu đường nhiều năm trở về trở về định mức bình thường (vì định mức bình thường của người ta đó đã là thấp rồi). Vậy thì đừng chữa bệnh nhân bằng cách cho uống thuốc thiệt mạnh để thử đường ra thấy 90 mg/dL là thấy hài lòng. SAI.

Người ta chứng minh số bệnh nhân tiểu đường mà bị hạ đường huyết xuống quá thấp là số bệnh nhân dễ bị nhồi máu cơ tim chứ không phải là đường huyết là một con số trên giấy xét nghiệm ra được kết quả như vậy là bác sỹ hài lòng.

Quan trọng là TỔNG TRẠNG NGƯỜI BỆNH.

Người bệnh sống khỏe, sống vui với ngưỡng đường 130 mg/dL thì đó mới là hình ảnh lý tưởng chứ không phải là bệnh nhân có trên tay một tờ giấy xét nghiệm “đường của tôi chỉ có 85 mg/dL) nhưng bệnh nhân mệt mỏi và cuối cùng bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.

Chính vì thế, viên thuốc hạ đường huyết không phải là giải pháp. Nó chỉ là phương tiện chứ chưa phải là giải pháp. Giải pháp là đòi hỏi phải có một cách điều trị toàn diện hơn, luôn cả tâm lý, luôn cả thể xác, dùng thuốc, hay không dùng thuốc và ngay cả vật lý trị liệu.

 Đó chính là mặt mạnh của ĐÔNG Y. Điểm đó Tây Y chưa giải quyết được.

Nếu họ đi theo hướng tìm ra cái thuốc làm sao cho nó giống INSULIN thì Tây Y sẽ không thể giải quyết vấn đề đó mà có thể giải quyết nó bằng cách điều trị bệnh nhân như một tổng thể, như một cá biệt. Muốn như vậy thì phải áp dụng kiến thức của Đông Y hay Y học cổ truyền.

Mình đang có lợi thế là đang có ĐÔNG Y. Mình có nhược điểm là không nắm vững Tây Y.

Nếu những thầy thuốc Đông Y được trang bị những kiến thức để hiểu cho rõ cơ bản về bệnh tiểu đường thôi thì họ sẽ có lợi hơn anh bác sỹ Tây Y mà không biết Đông Y. Đó cũng là lý do tại sao mình phải học BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.

Bệnh tiểu đường diễn ra theo cơ chế như thế nào? 

Tụy Tạng có vai trò gì trong cơ thể con người? 

Trong cơ thể mình, mình biết có một cơ quan đó là TỤY TẠNG (Tụy tạng là một tuyến phẳng dài nằm ẩn phía sau dạ dày ở vùng bụng trên.

Tụy trạng trong cơ thể con người

(Hình ảnh từ internet: Tụy Tạng trong cơ thể con người)

Tụy phóng thích các men tiêu hóa vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn và tiết ra hormone insulin và glucagon để điều chỉnh đường huyết (glucose).

Tụy tạng tiết ra nhiều nội tiết tố.Trong đó:

- Có nội tiết tố làm cho đường lên cao (hay nói cách khác là nó giữ cho đường đừng xuống thấp), ví dụ như glucagon. (Hormon glucagon là một loại protein được sản xuất trong tuyến tụy khi lượng đường trong máu quá thấp. Đây là một đối trọng của insulin).

Có nội tiết tố khác nó phải hạ đường xuống để cho đường không vượt quá định mức 110-120 mg/dL, bằng cách nó huy động lượng đường trong máu mà nó thấy cao hơn cái đó thì INSULIN được tiết ra, kéo đường vào trong bắp thịt và sử dụng đường đó ra thành năng lượng, đốt cháy cái đường đó đi.

Vòng đó mà cứ tiếp tục như thế một cách bình thường thì người đó không phải bị bệnh tiểu đường. Bây giờ có một trục trặc gì đó không biết mà đường trong máu cao nhưng tụy tạng không phản ứng. Lượng đường trong máu thì cao nhưng cơ thể người bệnh thì nhận được tín hiệu là thiếu năng lượng (bị vì không đốt cháy được đường).  Khi đó cơ thể phản ứng sai lầm: LÔI CHẤT MỠ RA “XÀI”. 

Kết quả là thoái biến đó đưa đến trình trạng trong cơ thể tăng những chất như trilyceric, cholestrerol. Chất đó tăng lên trong khi cơ thể không cần nó thì nó sẽ bám đâu đó trên thành mạch máu nào mà yếu nhất. Từ một mạch máu nhỏ lúc đầu rồi lan rộng ra trở thành hiện tượng xơ vữa mạch máu.

Tình trạng đó xảy ra ở các mạch máu nằm ở đáy mắt thì bị mù, xảy ra ở mạch máu nhỏ ở đầu ngón chân thì bị ngoại tử (ngón chân thâm đen, cuối cùng phải loại bỏ chi), mạch máu đó xảy ra ở thành tim thì bị nhồi máu cơ tim, xảy ra trên não, đứt mạch máu thì tai biến mạch máu não.

Cái vòng lẫn quẩn đó thì người ta kết luận: người bị bệnh tiểu đường không có chết vì đường, ít khi lắm (trừ khi người đó ăn một lượng đường quá lớn mà không biết mình bị bệnh tiểu đường thì sẽ rơi vào tình trạng hôn mê, có thể mất mạng). Số bệnh nhân đó rất ít. Nhưng người ta chế vì hậu quả lâu dài của tình trạng xơ vữa mạch máu thì hầu như chắc chắn.

Như vậy trong bệnh tiểu đường: phát ra là CHẤT ĐƯỜNG như hậu quả là do CHẤT BÉO. Mình trị bệnh tiểu đường mà chỉ tập trung vào chất đường không thôi, không để ý đến chất mỡ trong máu bệnh nhân thì đó là sai lầm nghiêm trọng về mặc cơ bản. Vì dù mình có ổn định được hay kéo được đường huyết nhiều ngày trong năm đi nữa thì bệnh nhân cũng có biến chứng cho hậu quả của chất mỡ trong máu, chứ không phải do chất đường.

Tại sao Tụy Tạng nó không tiết ra Insulin nữa?

Tại sao tôi ăn một bữa ăn có chất ngọt, có đường, có tinh bột,…lượng đường cao hơn cái đó thì nó báo có tụy tạng phải hạ đường xuống. Tại sao nó không hạ?

Thứ nhất: là vì cái bẩm sinh nào đó mà tụy tạng không tiết ra insulin. Trong trường hợp này là bệnh tiểu đường tuýp 1 (thiếu insulin). Xưa nay, người ta điều trị bằng cách chích insulin thay thế nó.

Thiếu insulin: có insulin mà thiếu một chút thôi. Tại sao người ta thiếu insulin? Bời vì người ta sử dụng nó quá thường nên tụy tạng nó bị mệt đi. Chẳng hạn như ở một người ăn ngọt quá nhiều, uống rượu bia, lạm dụng những thực phẩm công nghệ, lạm dụng thuốc. Mỗi lần như vậy, lượng đường lên cao nên insulin tiết ra. Nếu nó cứ dồn dập dồn dập như vậy, đến một lúc ta có hiện tượng cháy sạch (ta có hiện tượng burn-out: kiệt sức) tụy tạng nó mệt quá nên không làm việc, chết, không sản xuất insulin, lượng đường tăng vọt lên thành bệnh tiểu đường.

Lý do làm lượng đường lên cao rồi hạ thấp xuống rồi lại lên nữa?

Tụy tạng mình mỗi lần vừa thấy lượng đường cao lên là nó phát insulin liền. Cũng giống như mình làm việc vậy đó, cứ một ngày chừng 3-5 lần thì sẽ không có bệnh, khả năng phục hồi của tụy tạng cũng cao lắm. Nhưng 1 ngày mình cứ bắt nó mấy chục lần, cứ như vậy rồi 1 ngày, 1 tháng, 1 năm như vậy, rồi 3 năm, 5 năm,…đến 1 lúc nó sẽ hết sức.

Nó sẽ có 2 việc phản ứng: 

- Nó quyết định “ù lì”, không làm gì nữa hết.

- Nó phản ứng tầm bậy. Thay vì nó đưa insulin ra thì nó lại thảy glucagon ra. Chính vì vậy, lượng đường nó cao hơn nữa.

Lý do nào hiện nay đưa đến cái tụy tạng nó kiệt sức như vậy? Tại sao tụy tạng phải làm việc liên tục? Tại sao trong trường hợp nào đến độ cơ thể chúng ta phản ứng không kịp?

Có thể do chế độ ăn uống, nếu mình ăn quá ngọt, quá thường. Ăn ngọt vào đường lên, tụy tạng hạ xuống, lại ăn ngọt nữa, cứ liên tục liên tục. Nguyên nhân này có thể xảy ra, nhưng thật sự mà nói người ta khó có thể ăn đến độ cái tụy tạng nó làm việc đến kiệt quệ. Chúng ta không thể ăn đến độ như vậy nổi. Ngay cả một người lành mạnh, ăn để “cố tình” cho bị bệnh tiểu đường thì cũng không làm nổi đâu. Trừ khi tụy tạng đã bị bệnh rồi (ví dụ như viêm tụy).

Lý do là: âu lo, phiền muộn hoặc là stress (căng thẳng). Đó là một trong những ly do mà người ta nghi ngờ hiện nay. Cái stress (căng thẳng). Cứ mỗi lần căng thẳng đó thì đường trong máu lại vọt lên, dù mình không ăn thì cơ thể huy động ở đâu đó.

Tại sao như vậy?

Vì mỗi lần mình có tính hiệu stress ở đâu đó thì mình phải cần năng lượng để giải quyết nó. Do đó, cơ thể phải huy động chất đường (dù là không có ăn). Vậy người bị lo lắng, stress thì có ăn là it bị hại hơn là người lo lắng mà không ăn? Nếu mà lo lắng (nhưng mà ăn) thì lượng đường đó là ngoại nhập, insulin nó hạ xuống cũng như bình thường. Bây giờ lo lắng mà lại còn không ăn nữa thì cơ thể phải rút 1 chất đường ở đâu đó ra, tức là tạo ra 1 RỐI LOẠN BIẾN DƯỠNG (đây là loại nội sinh). Kẻ nội thù mới quan trọng.

Như vậy: cái lo sợ, ưu tư của mình, nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Trong đó lại đi kèm với sai lầm về chế độ dinh dưỡng nữa thì như vậy bệnh tiểu đường dễ bộc phát.

 Đó là lý do bệnh tiểu đường trong 10 năm trước mặt sẽ là căn bệnh nguy hiểm nhất ở các nước vùng Đông Nam Á.

Hiện nay, mình không có còn 1 cuộc sống thiếu thốn về vật chất nhưng mình có 1 cuộc sống quá căng thẳng. Nếu mình lo sợ liên tục (nếu theo tôn giáo hay nói thì cuộc sống càng THAM SÂN SI hơn nữa) thì mình có khuynh hướng càng dễ bị bệnh tiểu đường.

Nếu tôi tìm cách giải tỏa cái stress, trung hòa nó bằng cách chơi thể thao, đừng ăn quá ngọt lúc căng thẳng thì có thể cầm cự được căn bệnh tiểu đường.

Giờ tôi ngồi làm việc trên bàn giấy, không cử động, vận đồng gì hết, càng làm việc càng căng thẳng, càng ăn thêm kẹo- bánh - mứt, uống thêm cà phê (đổ thật nhiều đường cát) để lấy năng lượng làm việc thì không lạ gì hết: đến 1 lúc nào đó, tôi sẽ bị bệnh tiểu đường.

Theo xu thế ngày nay thì bệnh tiểu đường có mấy loại?

Bệnh tiểu đường được phân làm các nhóm như sau: 

- Nhóm 1: Không có insulin: đành phải chích insulin

- Nhóm 2: Thiếu insulin thì người ta cho thuốc có tác dụng tương tự như insulin.

Xưa nay, người ta nghĩ vậy.

Nhưng bây giờ, người ta hiểu hơn về bệnh tiểu đường, người ta lọc ra nhóm thứ 3, còn đông hơn 2 nhóm trên nữa: nhóm không hề thiếu insulin.

- Nhóm 3: không hề thiếu insulin, nhưng insulin được phóng thích nhưng dưới dạng không hoạt động.  Trước đây người ta không có xác minh, không đo được nó. Giờ với kỹ thuật sinh hóa hiện đại, người ta đo được nó, người ta mới bậc ra là có nhiều bệnh nhân tiểu đường không hề thiếu insulin. Nhưng vì lý do insulin được phóng thích ra ở một các dạng mà nó không hoạt động, mất hoạt tính đi và cái đó gắng liền với cái stress.

 (xin mời BẤM VÀO LINK NÀY xem tiếp: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đúc kết  (phần 1)

 (xin mời BẤM VÀO LINK NÀY xem tiếp: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đúc kết  (phần 3)

Viết phụ đề lại từ Video: Phan Thành Hiếu

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng và anh Phan Thành Hiếu

Tin liên quan
    Copyright © 2023 CỬA HÀNG THỰC PHẨM LÊ VĂN SỸ. All rights reserved. Web design NiNa Co.,Ltd
    Online: 4   |   Tháng: 148  |   Tổng: 82609
    Hotline tư vấn miễn phí: 0909 399 480
    Zalo

    Gạo ST25

    Gạo sóc trăng ST25

    Gạo ST25 ngon nhất thế giới