“Thời nay, binh pháp không chỉ còn mang một ý nghĩa thuần túy quân sự nữa. Binh pháp đã lặng lẽ hòa vào đời sống thành một nghệ thuật đối nhân xử thế, nghệ thuật sống, nghệ thuật của người lãnh đạo và của của người thừa hành. Vì thế, sẽ rất không thừa nếu không nói là rất bổ ích khi suy nghĩ và nghiên cứu lại những tinh hoa của binh pháp cổ đại. Như thế mới gọi là “phát huy vốn cổ”. Người làm tướng, làm lãnh đạo đọc binh pháp để hiểu thêm về phép trị quốc, trị nhân thưở trước, hiểu thêm về “đạo làm tướng”. Người thừa hành đọc để hiểu về bổn phận và trách nhiệm cũng như cách tự rèn luyện và phấn đấu vươn lên” (trích Thập Nhị Binh Thư).
Tôi (Phan Thành Hiếu - người sưu tầm và chia sẻ các bộ binh thư này) không phải quân nhân phục vụ trong Quân đội, cũng không phải là nhà nghiên cứu quân sự nhưng từ nhỏ tôi đã được đọc những truyện cổ nghiên về sử sách, binh pháp, kinh dịch diễn giải khoa học, thấy cũng có những nét hay riêng của nó và trí tuệ của người xưa. Tôi xin chia sẽ từng phần trong bộ “Vũ Kinh Thất Thư” của người Trung Quốc và các Bộ binh pháp của người Việt chúng ta từ xa xưa trong “Thập Nhị binh thư” để bạn đọc có thể tìm hiểu.
1. Vũ Kinh Thất Thư.
Vũ kinh thất thư (phồn thể: 武經七書; Bính âm: Wǔjīngqīshū; Wade-Giles: Wu ching ch'i shu) là tập hợp 7 bộ binh pháp danh tiếng của Trung Quốc cổ đại. Đây được coi là các tác phẩm tiêu biểu nhất cho quân sự Trung Quốc cổ đại, chúng được chính thức tập hợp lần đầu vào thời nhà Tống và kể từ đó hầu như luôn được giới thiệu trong các bộ bách khoa thư về quân sự.
1.1 BINH PHÁP LỤC THAO - Khương Tử Nha
Lục Thao hay Lược Thao (六韬) hay Thái công lục thao (太公六韬), Thái công binh pháp (太公兵法) là một tác phẩm binh pháp đưa ra những lý luận có hệ thống về mưu lược dùng binh trong chiến tranh, tương truyền do Khương Tử Nha đầu đời nhà Chu sáng tác. Tuy nhiên hiện nay đa số ý kiến cho rằng Lục Thao chỉ là do người đời Chiến Quốc ghi chép lại những tư tưởng của Khương Tử Nha mà làm thành.
Phiên bản Lục Thao cổ nhất được tìm thấy là trong bộ “Thẻ tre Ngân Tước sơn” do các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật được năm 1972
Năm 1935 Trung Hoa học nghệ xã đã dựa theo bản in thời Tống để cho xuất bản lại bộ VŨ KNH THẤT THƯ trong đó có Lục Thao.
Cấu trúc Lục Thao hiện nay gồm có 6 bộ:
1.1.1. Văn Thao (文韬): Dụng nhân – Trị quốc
1.1.2. Võ Thao (武韬): Dụng binh
1.1.3. Long Thao (龙韬): Tuyển Tướng
1.1.4. Hổ Thao (虎韬): Quân hình – Khí tài.
1.1.5. Báo thao (豹韬): Chiến thuật.
1.1.6. Khuyển thao (犬韬): Luyện sĩ
1.2. TAM LƯỢC - Khương Tử Nha.
1.3. TƯ MÃ BINH PHÁP: Tư Mã Điền Nhương Tư.
1.4. BINH PHÁP TÔN TỬ: Tôn Vũ.
1.5. BINH PHÁP NGÔ TỬ: Ngô Khởi.
1.6. UẤT LIỄU TỬ: Uất Liễu.
1.7. LÝ VỆ CÔNG VẤN ĐỐI: Lý Tĩnh.
2. TỐ THƯ: Hoàng Thạch Công.
3. BINH PHÁP KHỔNG MINH: Gia Cát Lượng.
4. BINH THƯ YẾU LƯỢC: Trần Quốc Tuấn.
5. BINH THƯ YẾU LƯỢC (TU CHỈNH): Trần Quốc Tuấn.
6. HỔ TRƯỚNG KHƯƠNG CƠ: Đào Duy Từ.
Trong mỗi bộ binh pháp, tôi sẽ sưu tầm sơ lược về tác giả và ghi lại những ý chính cốt trong bộ đó theo cách trình bày từng tự phổ thông cho dễ hiểu.
Do tôi cũng chỉ sưu tầm nên trong VŨ KINH THẤT THƯ, có tài liệu thì cho rằng TAM LƯỢC là của Hoàng Thạch Công. Chổ này tôi cũng không hiểu lắm. Tôi chỉ trình bày theo sách Thập Nhị Binh Thư.
Quý đọc giả hoặc các nhà nghiên cứu có đọc được xin góp ý chỉnh sửa cho phù hợp.
Cám ơn
Người sưu tập - trình bày: Phan Thành Hiếu
- Bệnh viêm xoang - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đúc kết (28.03.2023)
- Bệnh mãn kinh - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đúc kết (13.03.2023)
- Bệnh dị ứng - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đúc kết (Phần 2) (07.03.2023)
- Bệnh dị ứng - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đúc kết (Phần 1) (07.03.2023)
- BINH PHÁP KHỔNG MINH: GIA CÁT LƯỢNG (28.09.2020)
- Sơ lược về Bác sỷ Lương Lễ Hoàng (22.08.2022)
- Mua gạo ST25 (gạo ngon nhất thế giới năm 2019) ở đâu? (27.12.2019)
- Bệnh Tiểu Đường - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đúc kết (Phần 1) (09.09.2022)
- Bệnh Tiểu Đường - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đúc kết (Phần 2) (14.09.2022)
- Bệnh Tiểu Đường - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đúc kết (Phần 3) (14.09.2022)
- Bệnh Cao Huyết Áp - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đúc kết (Phần 1) (21.09.2022)
- Bệnh Cao Huyết Áp - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đúc kết (Phần 2) (21.09.2022)
- BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG ĂN VÀ UỐNG GÌ? (27.12.2019)
- Cung cấp gạo ngon giá sỉ cho các bệnh viện (27.12.2019)
- Binh Pháp Ngô Tử (phần Thượng Quyển) - Ngô Khởi (24.03.2023)
- BINH PHÁP NGÔ TỬ (phần Hạ Quyển) - Ngô Khởi (27.03.2023)
- BINH PHÁP LỤC THAO (quyển VĂN THAO) – KHƯƠNG TỬ NHA (01.04.2023)
- BINH PHÁP LỤC THAO (quyển VÕ THAO) – KHƯƠNG TỬ NHA (03.04.2023)
- BINH PHÁP LỤC THAO (quyển LONG THAO) – KHƯƠNG TỬ NHA (03.04.2023)
- BINH PHÁP LỤC THAO (quyển HỔ THAO) – KHƯƠNG TỬ NHA (03.04.2023)
- BINH PHÁP LỤC THAO (quyển BÁO THAO) – KHƯƠNG TỬ NHA (03.04.2023)
- BINH PHÁP LỤC THAO (quyển KHUYỂN THAO) – KHƯƠNG TỬ NHA (03.04.2023)
- BINH PHÁP TÔN TỬ (TÔN VŨ) (05.04.2023)
- BINH PHÁP TÔN TỬ (TÔN VŨ) -2 (08.04.2023)
- Binh pháp tôn tử 3 (08.04.2023)
- So sánh ưu điểm của gạo lứt đen và gạo lứt đỏ (15.08.2023)
- Ăn gạo lứt đỏ có tốt không? Lợi ích của việc ăn gạo lứt đỏ (29.08.2023)
- Dinh dưỡng của gạo lứt đỏ (30.08.2023)
- Ăn gạo lứt đỏ có giảm cân không? Tác dụng Giảm cân của Gạo lứt đỏ (01.09.2023)
- So sánh Gạo Lứt Trắng và Gạo Lứt Đỏ: Lựa chọn Tối Ưu Cho Sức Khỏe (06.09.2023)
- Khác Biệt Giữa Gạo Lứt Huyết Rồng và Gạo Lứt Đỏ (07.09.2023)
- Gạo lứt đỏ là gạo gì (08.09.2023)
- Hướng dẫn Nấu Gạo Lứt Đỏ ngon nhất (09.09.2023)
- Gạo ST25 giá bao nhiêu 1kg (12.09.2023)
- So Sánh Gạo Lứt Đen Và Gạo Lứt Tím Than: Lựa Chọn Gạo Nào Tốt Nhất cho Sức Khỏe (16.09.2023)